Bạn là sinh viên đang chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp mà chưa biết làm cách nào cho hiệu quả nhất. Để hướng dẫn các bạn sinh viên có được một kết quả cao trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình, thì Luận văn Nhất Tâm có chia sẻ đến các bạn sinh viên một trong những Hướng Dẫn Viết Bài Khóa luận tốt nghiệp để đạt điểm cao nhất nhé. Và để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách dễ dàng nhất thì, các bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây của Luận văn Nhất Tâm nhé.
1. Những Vấn Đề Cần Thể Hiện Trước Khi Viết Bài Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trước khi viết luận văn tốt nghiệp, các bạn sinh viên cần thể hiện rõ các vấn đề sau đây trong bài làm của các bạn:
- Nêu rõ bối cảnh nghiên cứu và nhận dạng những vấn đề thực tiễn có liên quan.
- Phát biểu rõ ràng mục tiêu nghiên cứu (và câu hỏi nghiên cứu).
- Xác định rõ đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Tổng quan được cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu và các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu trong lý thuyết cũng như trong các nghiên cứu trước nhằm hình thành khung phân tích hay mô hình nghiên cứu cho đề tài.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp (định tính, định lượng, hay hỗn hợp) nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu một cách có hệ thống, có giá trị khoa học. Khóa luận tốt nghiệp không bắt buộc các sinh viên phải xây dựng mô hình hồi quy hay sử dụng phương pháp định lượng.
- Xác định phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm xác định tổng thể mẫu nghiên cứu, cách chọn mẫu, cỡ mẫu; xác định kiểu dữ liệu và nguồn dữ liệu.
- Đề xuất các hàm ý quản trị/giải pháp/kiến nghị khả thi trên nền tảng các kết quả phân tích ở trên nhằm giải quyết các vấn đề được nêu ra trong đề tài.
2. Cấu Trúc Bài Luận Văn Tiêu Chuẩn
Bao gồm 5 chương, kết cấu phải logic và chặt chẽ bao gồm những phần sau đây:
Chương 1: Đặt vấn đề
- Nêu bối cảnh nghiên cứu và nhận dạng các vấn đề nghiên cứu;
- Mục tiêu của nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Đóng góp của nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
- Cấu trúc của khóa luận
Chương 2: Cơ sở khoa học
Tổng quan các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước về các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu nhằm hình thành khung phân tích hay mô hình nghiên cứu. Trong chương này, sinh viên lưu ý phải trình bày các cơ sở lý thuyết và hệ thống các nghiên cứu trước theo trình tự logic của chủ đề nghiên cứu, theo văn phong của riêng mình; không được sao chép nguyên văn quá 10% các nghiên cứu trước cho dù có trích dẫn. Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp cần có mô hình nghiên cứu, nếu vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- 3.1 Phương pháp nghiên cứu
- 3.2 Thiết kế bản hỏi (nếu có)
- 3.3 Phương pháp chọn mẫu
- 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu
- 3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
Trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên việc áp dụng khung phân tích và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học với những số liệu sơ cấp và thứ cấp, kết quả nghiên cứu được lồng ghép trong những lập luận mang tính logic và khoa học. Hướng Dẫn Viết Bài Khóa Luận Tốt Nghiệp
Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị
Trı̀nh bày ngắn gọn các kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị, giải pháp và khuyến nghị. Đồng thời, Khóa luận tốt nghiệp cần nêu những đóng góp mới, chı̉ ra những giới hạn mà khoá luận chưa giải quyết được và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
3. Hướng Dẫn Trình Bày Luận Văn
- Văn phong ngắn gọn, khoa học, rõ ràng và súc tích.
- Độ dài: 60-80 trang (chưa tính phụ lục).
- Trang 1: Bìa
- Trang 2: Trang lót
- Trang 3: Lời cảm ơn
- Trang 4: Tóm tắt Khóa luận (từ 1-2 trang)
3.1. Soạn thảo văn bản
Khóa luận sử dụng chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Word hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 pt; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 2,5 cm; lề phải 2cm. Số trang đánh ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày cách này.
Khóa luận được in trên hai mặt giấy khổ A4 (210 x 297 mm).
3.2. Tiểu mục
Các tiểu mục của Khóa luận tốt nghiệp được trình bày bày đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất 4 chữ số với chữ số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 3.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 3). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 4.1.1 mà không có tiểu mục 4.1.2 tiếp theo.
3.3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình 2.5 có nghĩa là hình thứ 5 trong chương 2. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “ nguồn: Bộ tài chính, 2000”. Nguồn trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Tiêu đề của bảng biểu ghi trên đầu bảng và canh giữa, tiêu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình và canh lề phải.
4. Phụ lục của Khóa luận
Phần này bao gồm nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung Khóa luận tốt nghiệp như số liệu, kết quả xử lý dữ liệu, mẫu biểu, tranh ảnh… Nếu Khóa luận tốt nghiệp sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt sửa đổi. các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của khóa luận. Độ dài của Phụ lục tối đa 40 trang.
Trên đây là tất cả nội dung mà Luận văn Nhất Tâm muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên đang chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp. Với những bài khóa luận tốt nghiệp thì có nhiều ngành học khác nhau, ở bài viết này Luận văn Nhất Tâm mới chia sẻ đến các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh là chính, cho nên với những ngành học khác thì thông thường có dạng bài 3 chương, cho nên các bạn tùy theo hướng dẫn của trường để làm bài cho phù hợp nhé. Nếu các bạn vẫn gặp khó khăn khi viết khoá luận thì liên hệ ngay với luận văn Nhất Tâm.