Trích dẫn tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với các bài luận văn cũng như báo cáo tốt nghiệp. Làm tăng giá trị của bài luận nhờ có sự đối chiếu, tham khảo, so sánh với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình những thông tin bổ ích trong cách trích dẫn tài liệu tham khảo.
1. Tại sao cần trích dẫn tài liệu tham khảo?
Trích dẫn tài liệu tham khảo được coi là hành động xác thực lại những thông tin bạn viết được đề cập trong các bài báo, sách, luận án, luận văn, khóa luận, hoặc các bài viết đơn thuần.
- Trích dẫn tài liệu tham khảo giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nguồn thông tin chính xác của tài liệu được trích dẫn nếu họ muốn.
- Một bài luận được lập luận chặt chẽ từ nhiều luận cứ bổ trợ được trích dẫn từ các nguồn uy tín sẽ tăng thêm tính xác thực, rành mạch và rõ ràng cho lập luận của bạn.
- Trích dẫn tài liệu tham khảo cho thấy rằng bạn đã thực sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng trong lĩnh vực liên quan của đề tài.
- Cuối cùng không kém phần quan trọng, việc trích dẫn tài liệu tham khảo một cách chính xác, đúng nguyên tắc sẽ giúp bài luận của bạn tránh khỏi các vấn đề liên quan đến đạo văn như hiện nay.
2. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn bao gồm 3 phương pháp sau:
2.1. Trích dẫn trực tiếp
Phương pháp trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn từ bản gốc của một bài viết, văn bản hay bất cứ một tài liệu tham khảo nào đó dưới dạng một khái niệm, một đoạn văn, biểu đồ, phương pháp,….
Trích dẫn nguyên văn phải đảm bảo sự chính xác tuyệt đối từ đoạn trích dẫn dựa trên bản gốc. “Phần trích dẫn nên được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Hạn chế sử dụng cách trích dẫn này vì nó mang tính rập khuôn, không linh hoạt.
Ví dụ: Tác giả X viết như sau “Tình hình phân bổ hàng hóa cuối năm tăng lên là 50-70%”.
Thì bạn trích dẫn lại như sau: “Tình hình phân bổ hàng hóa cuối năm tăng lên là 50-70% [X]”, hoặc “Theo tác giả X, tình hình hàng hóa cuối năm tăng lên là 50-70% [X]”
2.2. Trích dẫn gián tiếp
Phương pháp trích dẫn gián tiếp là khi bạn sử dụng ý tưởng, số liệu thống kê hoặc ý của một sự việc, sự vật để trình bày hay diễn tả lại theo lối văn phong của mình. Dù bạn dẫn theo cách này, hay cách khác nhưng bạn phải đảm bảo được cách trích dẫn của bạn phải đi trung thành với nội dung cốt lõi của bài gốc.
Đây là cách trích dẫn tài liệu tham khảo được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung cốt lõi của bài gốc.
Ví dụ: Tác giả Y viết như sau “Tình hình phân bổ hàng hóa cuối năm tăng lên là 60-80%”.
Thì bạn trích dẫn lại như sau: “Tỷ lệ phân bố phân bổ hàng hóa cuối năm tăng lên khoảng 70% [Y]”, có thể tỷ lệ trung bình không phải là (60+80)/2, nhưng đây chỉ là ví dụ, bạn có thể trích dẫn gián tiếp như vậy.
2.3. Trích dẫn thứ cấp
Phương pháp trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả X, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc của tác giả X mà thông qua một tài liệu của tác giả Y.
Khi sử dụng cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả X trong danh mục tài liệu tham khảo, mà phải trích dẫn tài liệu của tác giả Y. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng cần hạn chế trích dẫn thứ cấp bạn nên tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.
Ví dụ:
X: Tài liệu gốc của bà Trần M viết như sau: Tỷ lệ dân số đồng bằng/vùng cao là 4.
Y: Tài liệu của bà Lê T viết như sau: Tỷ lệ dân số đồng bằng/vùng cao là 4 [Y]
Khi bạn không tìm được tài liệu X của bà Trần M, thì bạn viết như sau: “Theo tác giả Trần M, tỷ lệ dân số đồng bằng/vùng cao là 4 [Y]” hoặc “Trong tài liệu của bà Lê T có đề cập đến tỷ lệ dân số đồng bằng/vùng cao là 2 trong nghiên cứu của và Trần M [Y].
Lưu ý:
Để tránh tình trạng một vài người hiểu nhầm cách trích dẫn tài liệu tham khảo của bạn, chẳng hạn một vài người ngoài chuyên môn. Việc bạn trích dẫn kiểu gián tiếp, bạn nghĩ như vậy đã chính xác và minh bạch. Tuy nhiên, các chuyên gia khác chuyên môn có thể đánh giá bạn đã trích dẫn không đúng. Do vậy, bạn nên cân nhắc chọn cho mình những cách trích dẫn phù hợp nhất để có thể truyền tải thông tin thật rõ ràng, rành mạch đến nhiều đối tượng hơn.
Luận văn Nhất Tâm hy vọng bạn đã nắm được các cách thức để thực hiện phần trích dẫn tài liệu tham khảo của mình đúng quy cách theo các chuẩn đã đề ra.