Hướng Dẫn Cách Viết Đề Cương Chi Tiết Luận Văn Thạc Sĩ

Rate this post

Viết luận văn thạc sĩ là một việc không dễ dàng và cần nhiều thời gian để hoàn thành. Khi bắt đầu quá trình này, lập đề cương là một bước quan trọng quyết định đến sự thành công của bài luận. Vậy làm thế nào để xây dựng một đề cương luận văn thạc sĩ hoàn hảo và chuyên nghiệp? Hãy cùng Luận văn Nhất Tâm tham khảo bài viết hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ chi tiết từng phần dưới đây nhé!

Mục Lục hide

1. Hình thức trình bày đề cương luận văn thạc sĩ

Thông thường, đề cương luận văn thạc sĩ phải được trình bày trên một mặt giấy trắng khổ A4.

1.1. Trình bày trang bìa đề cương luận văn thạc sĩ 

  • Đề cương luận văn thạc sĩ
  • Tên đề tài
  • Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (hoặc Tài chính ngân hàng)
  • Mã số: tuỳ thuộc vào trường của bạn 
  • Họ và tên học viên
  • Người hướng dẫn khoa học
  • Tháng, năm (thời điểm nộp Đề cương Luận văn của Học viên)

1.2. Định dạng đề cương luận văn thạc sĩ chuẩn trong Word

  • Font chữ: Times New Roman
  • Cỡ chữ: 13 (mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ)
  • Dãn dòng: đặt ở chế độ 1,3 lines
  • Format lề: lề trên 2,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm; xuống dòng (spacing after) 6pt và dòng đầu tiên của đoạn văn (first line) được lùi vào 1,27 cm.
  • Đánh số trang: ở giữa (tính từ nội dung chính) phía dưới trang giấy
  • Độ dài: đề cương tối thiểu 20 trang (không kể tài liệu tham khảo).
  • Mục lục: nêu đề mục và trang (sau trang bìa, trước nội dung của đề cương)
  • Hình, bảng, biểu: cần đánh số theo mục. Ví dụ hình 2 của mục 3 thì mô tả là hình 3.2. Nguồn phải trích dẫn rõ ràng sau mỗi hình, bảng, biểu.
  • Bảng chữ viết tắt: phải nêu nếu có sử dụng chữ viết tắt trong phần nội dung, cần sắp xếp theo trật tự ABC và phải có giải thích nghĩa nếu dùng chữ nước ngoài.

2. Nội dung đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ

Tương tự với đề cương luận văn tốt nghiệp, nội dung của đề cương luận văn thạc sĩ mẫu bao gồm những phần chính sau:

2.1. Mở đầu (độ dài 5 trang)

  • Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: Phân tích ngắn gọn bối cảnh dẫn dắt đến vấn đề nghiên cứu. Học viên cần lý giải rõ đề tài nghiên cứu của mình nhằm giải quyết vấn đề gì (vấn đề nghiên cứu, không phải vấn đề thực tiễn). Đề tài có thể giải quyết được 1 vấn đề hoặc cũng có thể nhiều hơn. Vấn đề nghiên cứu thường rơi vào một hoặc một số trong các trường hợp sau: khoảng trống nghiên cứu, cơ hội/thách thức, và hiện tượng cần nghiên cứu.
  • Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Còn được gọi là mục đích nghiên cứu, nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực nào. Mục tiêu nghiên cứu chung này thường gắn liền với tên đề tài nghiên cứu.
  • Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, phần này nêu các mục tiêu cụ thể mà đề  tài mong muốn đạt được. Mục tiêu nghiên cứu thường là điều gì đó hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch nghiên cứu đã đề  ra.
  • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gì? Thường là chủ đề nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thu thập trong thời gian nào? Sơ cấp? Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan (độ dài 10 trang)

2.2.1. Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…

Làm rõ tất cả các khái niệm, định nghĩa về chủ điểm nghiên cứu

2.2.2. Lý thuyết liên quan

Nêu các lý thuyết nền tảng liên quan đến đề tài.

2.2.3. Các nghiên cứu trước liên quan

Học viên cần trình bày/viết rành mạch theo một hệ thống logic các vấn đề, thể hiện ra được tầm quan trọng của đề tài. Nêu bật được các kết quả nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong nước và ngoài nước (chú ý các tài liệu gốc, mới trong phạm vi 5 năm trở lại đây, các tài liệu, tạp chí liên quan trực tiếp tới các vấn đề nghiên cứu).

Phần này rất quan trọng vì vậy học viên cần trình bày kỹ lưỡng trong khoảng 2- 5 trang, trong đó phần tổng quan chung chiếm 1/3 tổng quan tài liệu, các vấn đề cần nghiên cứu cần được phân tích rõ ràng, cụ thể chiếm 2/3 tổng quan tài liệu.

Các tác giả, nhà nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đã làm được gì? Những vấn đề gì còn tồn tại cần nghiên cứu tiếp?

Nêu kết quả khảo sát về nội dung các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài cùng với các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu này. Phần này cụ thể hóa bối cảnh nghiên cứu hiện tại về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Tránh việc chỉ nêu tên các công trình nghiên cứu có liên quan mà cần thiết phải diễn đạt một cách logic và hệ thống các kết quả quan trọng và phương pháp chính trong các nghiên cứu này.

2.2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và các tài liệu nghiên cứu có liên quan, học viên cần nêu lên được khung lý thuyết cho luận văn. Khung lý thuyết chính là cơ sở lý luận mà tác giả dựa vào để hình thành ý tưởng và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Nếu như bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy liên hệ dịch vụ làm luận văn thạc sĩ của Luận văn Nhất Tâm. Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (độ dài 5 trang)

2.3.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu: Nêu rõ tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu gì (định tính, định lượng, hay hỗn hợp). Trình bày lý do tại sao lại chọn phương pháp nghiên cứu đó? (Nêu những mặt mạnh của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu đó để giải quyết các vấn đề đặt ra trong Luận văn).

Đối với từng phương pháp nghiên cứu được chọn, nêu cụ thể thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang (cross-study), nghiên cứu xuôi thời gian (longitudinal study), nghiên cứu tình huống điển hình (case study), hay quan sát (observation)…. Cũng cần chỉ rõ phương pháp thu thập dữ liệu (nghiên cứu tại bàn, phương pháp chuyên gia, khảo sát…). Trình bày lý do chọn phương pháp đó.

2.3.2 Tổng thể và mẫu nghiên cứu

Phần này chỉ áp dụng trong trường hợp nghiên cứu định lượng hoặc nghiên cứu định tính có chọn mẫu (Ví dụ phương pháp chuyên gia).

2.3.3. Công cụ nghiên cứu

Trình bày phương pháp thiết kế công cụ nghiên cứu. Công cụ nghiên cứu ở đây có thể là bảng khảo sát (questionnaires), hoặc là các ma trận phân tích (IFE, EFE, SWOT, BCG, QSPM…), câu hỏi mở, phiếu chấm điểm… Công cụ nghiên cứu đó dựa trên lý thuyết nền nào hay dựa trên nghiên cứu trước đó của ai? Công cụ nghiên cứu còn là các phần mềm nghiên cứu, ví dụ SPSS, Eview, Amos…

2.3.4. Các biến số nghiên cứu

Áp dụng cho phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc hỗn hợp.

2.3.5. Thu thập dữ liệu

Trình bày phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu, trong đó mô tả rõ cho trường hợp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp.

2.3.6. Phân tích và xử lý dữ liệu

Trình bày các phương pháp xử lý số liệu sau khi đã thu thập xong dữ liệu. Ví dụ: có cần làm sạch dữ liệu hay không? Nhập số liệu vào phần mềm nào? Dùng kỹ thuật phân tích số liệu nào? Có kiểm định thang đo, kiểm định độ tin cậy không?…

2.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu 

2.4.1 Phân tích thực trạng chủ điểm nghiên cứu

2.4.2 Dự kiến kết luận

2.4.3. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu

Học viên cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời kỳ, những hoạt động nào tiến hành trước/sau? Thời gian dự kiến cho từng hoạt động là bao lâu?

2.5. Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu 

Cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời kỳ, những hoạt động nào tiến hành trước/sau? Thời gian dự kiến cho từng hoạt động là bao lâu?…

2.6. Tài liệu tham khảo

Liệt kê danh mục tài liệu tham khảo theo cách trình bày mà APA quy định.

2.6.1. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả của tài liệu:

  • Xếp thứ tự theo tên của tác giả đầu tiên trong danh sách.
  • Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
  • Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
  • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v….

2.6.2. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách

  • tên các tác giả (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối phần tên)
  • (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • tập (không có dấu ngăn cách)
  • (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

2.6.3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo

  • Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối phần tên)
  • (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
  • nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).

2.7. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Người hướng dẫn: TS……………………… Trường……….

Xác nhận của người hướng dẫn khoa học

Bài viết trên đã tổng hợp tất cả các bước để có thể hoàn thành mẫu đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ chi tiết nhất. Mong rằng thông qua bài viết có thể giúp bạn nắm rõ được cách viết đề cương luận văn thạc sĩ để hoàn thiện bài luận văn của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ của luận văn Nhất Tâm để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

 

 

NHẬN BÁO GIÁ NGAY

Nếu bạn cần tư vấn về chọn đề tài, lên đề cương chi tiết, viết báo cáo hay đơn giản hơn là chỉ về công việc thực tập, những kinh nghiệm .. liên hệ tụi mình để trò chuyện và trao đổi thêm nhé!

Báo giá ngay
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Đăng ký tư vấn